Kqxs Mien Bac

Trường hợp Báo Quân giải phóng- tờ báo cO a00

【a00】Tài liệu quý về báo chí cách mạng miền Nam lần đầu công bố

Trường hợp Báo Quân giải phóng- tờ báo của cách mạng miền Nam,àiliệuquývềbáochícáchmạngmiềnNamlầnđầucôngbốa00 phát hành từ tháng 11.1963 là một ví dụ. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)vừa ra mắt của PGS-TS Hồ Sơn Đài (NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành) là một tác phẩm rất công phu, kịp thời, giúp cung cấp thêm một số thông tin quý giá vềbáo chí VN.

Tài liệu quý về báo chí cách mạng miền Nam lần đầu công bố - Ảnh 1.

Báo Quân giải phóng

L.M.Q

Ông Đài kể khi đọc bản thảo hồi ký Bốn mươi bảy năm quân ngũ của đại tá Nguyễn Viết Tá, mới biết ông Tá là nhân vật trực tiếp tham gia công tác tại Báo Quân giải phóng. Với manh mối này, ông Đài có ý định "tái hiện", "phục hồi" lại tờ báo này. Và ông đã bỏ ra 2 năm trời ròng rã thực hiện công tác tìm kiếm, sưu tầm, biên soạn tài liệu.

Về lai lịch tờ báo, ông Đài cho biết: "Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1.11.1963, Báo Quân giải phóng - cơ quan của Quân ủy, Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam VN, tiếng nói của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam phát hành số đầu tiên". Tờ báo này gồm 4 trang, khổ 27 x 39 cm; lúc đó chưa có kỹ thuật in offset nên không in ảnh; minh họa là các hình vẽ từ bản khắc gỗ…

Tác giả Hồ Sơn Đài và cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975) 

L.M.Q

Điều đáng ghi nhận nhất là với tư cách của nghiên cứu lịch sử, ông Hồ Sơn Đài đã có nhiều khâu "xử lý" khoa học: không tách rời các tin bài, mà nhìn nhận từ hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh chính trị của thời điểm từ năm 1963 - 1975. Nói cách khác, khi giới thiệu lại nội dung của các số báo, cũng là lúc ông Đài cho bạn đọc biết được tình hình chiến tranh diễn ra ở miền Nam một cách cụ thể.

Thêm một "động tác" cần thiết nữa, khác với những công bố về tài liệu nói chung, ở đây ông Đài còn thu thập thêm "ký ức của người trong cuộc". Nhờ đó, ta còn biết hoàn cảnh tác nghiệp, cách làm báo của một thời. Các tài liệu này có thể bổ sung thêm cho câu chuyện "đằng sau mặt báo" thời chiến tranh mà lâu nay ít ai biết đến.

Do thực hiện tại chiến trường, nhà báo còn là chiến sĩ cầm bút nên các sự kiện thời sự ngay sau khi vừa diễn ra đã kịp thời phản ánh lên mặt báo. Chẳng hạn về trường hợp hy sinh của Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - liệt sĩ Trừ Văn Thố trong trận đánh đêm 18.10.1963 khi quân giải phóng tấn công đồn Cây Trường (Bình Dương): "Đồng chí Thố bị thương ở chân nhưng vẫn tiến lên. Hai quả thủ pháo cuối cùng của đồng chí đã ném. Hỏa điểm địch bị dập tắt. Nhưng một lúc sau nó lại hoạt động trở lại, ác liệt hơn. Để đảm bảo chiến thắng cho toàn đơn vị, đồng chí Thố nhích sát dần hỏa điểm địch, rồi trong nháy mắt lao thẳng đến hỏa điểm bịt lỗ châu mai. Hỏa lực địch tắt. Quân ta tiêu diệt hoàn toàn đồn Cây Trường". (số 3 - ngày 23.11.1963)…

Hàng ngàn tin bài trong tờ báo này, có thể bây giờ ta tiếp nhận rất đỗi bình thường bởi thời gian đã thuộc về quá khứ, thế nhưng để viết được những dòng chữ trong điều kiện ở chiến trường ác liệt không hề dễ dàng, có cả máu và nước mắt. Nhà văn, nhà báo Thanh Giang kể lại khi bám trụ ở vùng Gò Vấp năm 1968: "Trong căn hầm nổi, chúng tôi thắp cây đèn cầy khom lưng viết bài. Đạn pháo nổ ầm ầm, căn hầm chao như đưa võng. Một trái đạn pháo rơi trúng nắp hầm. Trong hầm người chết, Phú Bằng và Thanh Giang bị thương. Vết thương đổ máu trên trang viết nửa chừng".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap