Kqxs Mien Bac

Đếnngày lễ thánh(13 - 15 tháng giêng), chỉ tính riêng 23 dân em quy tụ về đình Chu Quyến, mỗi đình Chơi game

【Chơi game】Những người giữ đình xứ Đoài: Dân anh

Đến ngày lễ thánh (13 - 15 tháng giêng),ữngngườigiữđìnhxứĐoàiDâChơi game chỉ tính riêng 23 dân em quy tụ về đình Chu Quyến, mỗi đình em ít thì 70 người, trung bình là 100 người… để cùng dân làng Chu Quyến tham gia tế thánh, chưa kể khách thập phương, đủ thấy hội đình Chu Quyến quy mô đến mức nào.

Dân anh - dân em và chuyện thánh đình Chàng - Ảnh 1.

Vẻ đẹp uy trầm của đình làng Chàng (Chu Quyến)

YÊN - PHONG

Vị thủ từ đình Chu Quyến là cụ Trần Việt Hùng cho chúng tôi biết câu chuyện dân anh - dân em: "Làng có cái lệ ấy, là vì ngày xưa, người từ làng Chu Minh này đi các nơi khác, lập làng, nên gọi chung là dân em, ý như là người đến sau. Giờ chỉ còn 23 làng, ngày xưa tận 72 làng, có cả từ trong Thanh Hóa ra nữa. Theo lệ hằng năm đúng ngày 14.1 âm lịch, 23 làng cử người về dự tiệc dành riêng cho dân em. Dân em ra đường gặp dân anh bất kỳ đâu đều phải lễ phép chào, đấy là răn dạy của các cụ từ xưa, nay chúng tôi vẫn giữ nguyên như thế".

Về làng nghe chuyện thánh

Trong lịch sử Việt Nam, người chưa được làm vua ngày nào mà vẫn được người đời xưng vương chính là Nhã Lang - vị thành hoàng của làng Chu Chàng, xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội. Cụ từ Trần Việt Hùng tự hào kể: "Thánh nhà tôi chưa làm vua một ngày, nhưng được vua Lê Đại Hành phong là Quốc Vương Thiên Tử, Nhã Nam Đế. Người đời xưng tụng là Nhã Lang Vương".

Dân anh - dân em và chuyện thánh đình Chàng - Ảnh 2.

Chu Quyến là một ví dụ tiêu biểu về trùng tu, bảo tồn đình làng cổ Bắc bộ

YÊN - PHONG

Ngồi trên chiếu đình, cụ Hùng thong thả kể cho chúng tôi nghe sự tích về Nhã Lang với niềm tự hào, từ câu chuyện sinh thời, đến việc xin ở rể Triệu Việt Vương, rồi đánh tráo móng rồng trên mũ đầu mâu để giúp Lý Phật Tử giành chiến thắng. Sau đó Nhã Lang về quê mẹ là làng Chu Chàng, ngài hóa vào ngày 18.10 âm lịch. 

Để tưởng nhớ, làng Chu Chàng hằng năm tổ chức lễ giỗ rất long trọng, vào trước ngày giỗ chính (17.10 âm lịch), Chu Chàng có tục giã bánh giầy, người làng tuyển lựa 4,2 tạ gạo nếp, đồ xôi kỹ, chọn thanh niên trai tráng dùng 50 tay chày làm bằng gỗ lim, trải chiếu ra đình, cho xôi vào cối giã chín, bắt lên đặt vào lá chuối, siết bằng cái đĩa to cho đủ 500 phần. Người trong làng và các nơi đến làm lễ, sẽ được thụ lộc thánh là bánh giầy của làng. Tập tục ấy được lưu giữ từ xa xưa đến tận bây giờ.

Đình Chàng, không chỉ được mệnh danh là ngôi đình vĩ đại nhất xứ Đoài ở kiến trúc tổng thể, mà trong chi tiết, cột đình Chàng cũng là dấu ấn nổi bật qua các câu vè dân gian như: "Cột đình Chàng, trống Vật Lại" hay tả về độ quý hiếm với: "Con một như cột đình Chàng". Là kiến trúc bề thế, nhiều mảng chạm khắc quý hiếm, nhưng đình Chàng là không gian mở, không cửa bức màn, không hệ ván nong bao bọc. Hỏi cụ từ Trần Việt Hùng làm thế nào mà lưu giữ được nhiều hiện vật cổ, rồi các mảng chạm quý ? Cụ Hùng nghiêm sắc kể: "Đình này có nhiều vụ trộm vào lấy cổ vật rồi, lần trộm họ mang về tận Phúc Thọ, lần mang chạy sang Vĩnh Tường, đều bắt lại được hết, rồi mấy kẻ trộm thời gian ngắn sau đều chết bất thình lình. Dân khắp làng họ kháo nhau nên dù đình làng chẳng tường bao, vắng người qua lại nhưng không mất đi cái gì".

Người giữ đình cuối cùng ?

Ở tuổi 85, thoảng nét khắc khổ nhưng cụ từ Trần Việt Hùng vẫn vẻ cường tráng hơn nhiều so với tuổi. Và càng ngạc nhiên hơn khi biết một mình cụ trông coi cả ba khu di tích với đình, đền và địa điểm nơi thánh hóa ngoài bờ sông.

Dân anh - dân em và chuyện thánh đình Chàng - Ảnh 3.

Cụ từ Trần Việt Hùng đau đáu việc tìm người kế thừa làm thủ từ đình Chu Quyến

YÊN - PHONG

Hỏi về công việc thường ngày, cụ Hùng vui vẻ bảo: "Trong ngày lúc nào rỗi tôi đạp xe đến các điểm di tích, thăm nom, nhang khói, rảnh hơn thì quét dọn. Các ngày 30, mùng 1, và rằm thì làm lễ ở đình. Trong ngày ai lễ đình, tôi sẽ lo việc thắp hương, đánh chuông, trống".

Nói rồi cụ dắt chúng tôi đi quanh trong không gian nội thất đình làng, xen giữa những hàng cột vĩ đại, bề thế, chỉ chúng tôi xem những mảng chạm khắc với kỹ thuật nông sâu, thông phong, đầy tinh tế. Trong đó chú ý là mảng chạm gắn liền với sự tích Đinh Tiên Hoàng có tên Mả táng hàm rồng trên bức cuốn. Các mảng chạm rồng ở đầu dư, hình tượng người cưỡi hổ, đấu vật… diễn tả một không gian nghệ thuật điêu khắc đặc trưng của thời Lê Trung Hưng trong kiến trúc đình làng.

Ở đình Chàng, thông lệ làm cụ từ là trông coi luôn cả 3 di tích nên công việc tiêu tốn nhiều thời gian, chưa kể việc bầu chọn cũng phải tuân theo các nguyên tắc lưu truyền, từ việc ăn ở đạo hạnh, gia cảnh không vướng bụi, đời sống liêm khiết, được người làng đồng thuận. Cụ Hùng kể: "Ở làng ngày xưa quy định từ tuổi 50 là được vào đình lo việc làng, tôi gắn với việc làng cũng từ tuổi ấy. Nay làng có hơn 1.700 nhân khẩu, nhóm lên 50 là 118 người, còn lại số đông là các cụ từ 60 - 70, trên 90 thì mũ ni che tai, nhưng các cụ yếu lắm, không hoạt động việc làng được". Hỏi cụ Hùng làm lâu năm, hẳn chú ý đến chuyện tìm người kế thừa, cụ đáp nhanh trong ánh mắt buồn buồn: "Chẳng có ai cháu ạ!".

Đình này có nhiều vụ trộm vào lấy cổ vật rồi, lần trộm họ mang về tận Phúc Thọ, lần mang chạy sang Vĩnh Tường, đều bắt lại được hết, rồi mấy kẻ trộm thời gian ngắn sau đều chết bất thình lình. Dân khắp làng họ kháo nhau nên dù đình làng chẳng tường bao, vắng người qua lại nhưng không mất đi cái gì.

Cụ từ Trần Việt Hùng


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap